Hướng dẫn chi tiết cách lựa chọn tã – bỉm theo độ tuổi và cân nặng của bé

Ngày nay, có thể nói sự lựa chọn tã (bỉm) dường như là vô tận. Khi tìm kiếm các loại tã (bỉm) cho trẻ, hàng loạt các nhãn hiệu tã (bỉm) xuất hiện tràn lan trên thị trường. Sự thật là nếu chỉ nhìn bao bì bên ngoài thì không thể so sánh về độ thấm hút, độ vừa vặn, sự thoải mái giữa các nhãn hiệu.

Hướng dẫn chi tiết cách lựa chọn tã - bỉm theo độ tuổi và cân nặng của bé

Để giúp các Mẹ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn loại tã cho bé từ những tháng đầu đời. Shop Trẻ Con có vài bí quyết bỏ túi dưới đây cho Mẹ tham khảo. Trước hết, Mẹ hãy xem xét tổng quan nhu cầu của Bé cũng như tình hình tài chính của mình trước khi xem qua những chỉ dẫn sau đây nhé!

Nội Dung Chính

Nên chọn tã/bỉm vải hay tã dùng một lần?

Chọn tã dán cho trẻ mới lọt lòng thì nên chọn loại nào?

  • So với quần tã vải hay bỉm vải cho bé, sử dụng tã dán cho trẻ mới lọt lòng, nhất là trong những tuần đầu sau sinh tiện dụng và tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều.
  • Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ so với người lớn, chỉ khoảng 80-150ml nên trong tháng đầu tiên, trẻ mới lọt lòng cần được cho bú khoảng 8-10 lần/ ngày. Nhu cầu vệ sinh cũng vì vậy tăng lên, trung bình từ 10-20 lần/ngày.
  • Sử dụng tã vải cho trẻ sơ sinh tuy có thể tiết kiệm chi phí, nhưng lại làm mẹ mất rất nhiều thời gian giặt giũ. Hơn nữa, bỉm vải cho trẻ sơ sinh có khả năng thấm hút kém. Nếu không được thay kịp lúc, bé cưng có thể dễ bị hăm tã do tiếp xúc lâu với tã ướt.
  • Như vậy, mẹ lại phải sử dụng thêm miếng dán tã cho trẻ sơ sinh, thế là cũng không thật sự tiết kiệm chi phí. Cũng chính bởi những nguyên nhân này, tã giấy (tã dùng một lần) được rất nhiều mẹ ưu tiên sử dụng.

Số lượng tã cần mua như thế nào là hợp lý?

  • Những lần đầu, khi chưa biết chất lượng bỉm tốt hay không. Thì Mẹ đừng nên mua với số lượng lớn.
  • Đến khi nào Mẹ hài lòng về đặc tính. Và sự phù hợp của một loại bỉm đặc biệt nào đó, thì lúc ấy hãy bắt đầu tăng số lượng lên.

Hướng dẫn cách chọn tã/bỉm cho bé

Cách chọn tã/bỉm cho trẻ theo độ tuổi

Trẻ sơ sinh:

  • Trong khoảng 3 ngày đầu, trẻ sẽ đi phân su màu đen với số lượng không nhiều.
  • Những ngày tiếp theo trẻ đi tè và ị nhiều hơn.
  • Mẹ có thể đóng tã giấy, hoặc dùng miếng lót phân su và mặc cùng với tã quần cho bé.

Trẻ 1 – 2 tháng:

  • Bé sẽ đi vệ sinh rất nhiều, mỗi ngày từ 8 – 10 lần.
  • Do trẻ bú nhiều hơn, phân cũng lỏng chứ không chặt như ban đầu.
  • Ban ngày mẹ có thể dùng tã giấy, ban đêm thay tã quần để phân và nước tiểu không bị tràn, giúp con thoải mái hơn.

Từ 3 tháng tuổi trở lên:

  • Bé đi nặng ít hơn, chỉ khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày, nhưng số lượng mỗi lần sẽ nhiều.
  • Mẹ có thể cho bé đóng bỉm hoàn toàn mà không dùng tã giấy.
  • Hoặc dùng tã vải để vừa tiết kiệm vừa tránh hăm tã.

Cách chọn tã/bỉm cho trẻ theo cân nặng

Ba Mẹ cần chú ý chọn bỉm theo cân nặng của trẻ:

  • Tã dán: Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi và nhẹ hơn 5 kg
  • Tã dán Size S: Tùy theo mỗi hãng tã, có thể chia trong khoảng 0 – 8 kg
  • Tã quần Size M: Khoảng 5 – 12 kg, tùy theo từng hãng
  • Tã quần Size L: Khoảng 8 – 14 kg, tùy theo từng hãng
  • Tã quần Size XL: Khoảng 11 – 17 kg hoặc trên 13 kg, tùy từng hãng
  • Tã quần Size XXL hoặc Size XXXL: Trên 14 kg hoặc từ 15 – 25 kg tùy theo từng hãng

*Lưu ý, nên thay đổi kích cỡ tã lớn hơn khi thấy các dấu hiệu sau:

  • Tã bó sát vòng eo và đùi của bé, để lại vết hằn trên da
  • Phải dùng tới mép của băng dán mới giữ tã nằm đúng vị trí
  • Kéo tã lên bị ngắn, lưng tã thấp dưới rốn
  • Tràn tã thường xuyên
  • Cân nặng của bé vượt quá mức được chỉ dẫn

Cách chọn tã cho bé theo giới tính:

  • Bé gái: Thấm hút nhiều ở phần giữa và phía sau, hoặc tã quần có đường diềm để lót thêm tã vải bên trong
  • Bé trai: Bỉm có lớp lót phụ thêm ở phía trước, màng ngăn hai bên đảm bảo không tràn nước tiểu

Hình dạng của tã theo giai đoạn:

  • Trẻ sơ sinh: Thường dùng loại tã dán hai bên
  • Trẻ biết bò: Hai dây dán chặt hơn và chắc chắn hơn
  • Trẻ tập đi: Dùng tã/bỉm quần để tránh tuột và xê dịch khi vận động

Lưu ý về độ thấm hút

Độ thấm hút là điều quan trọng nhất của bất kỳ loại bỉm nào. Nếu bỉm có độ thấm hút kém có thể làm da bé ẩm ướt và gây hăm đỏ. Độ thấm hút bao gồm:

  • Lượng chất lỏng mà một bỉm có thể chứa là bao nhiêu;
  • Chất lỏng đó được giữ khỏi da em bé tốt như thế nào;
  • Sự phân phối chất lỏng trong lõi bỉm như thế nào?

Sự thoải mái của trẻ

  • Sự thấm hút tuyệt đối, kích cỡ vừa vặn và chất liệu mềm mại là các yếu tố tạo cho trẻ sự thoải mái.
  • Mẹ nên nhớ rằng, làn da bé mới lọt lòng mỏng hơn da người lớn đến 30%. Nên cực kỳ nhạy cảm và mỏng manh.
  • Do đó, mẹ cần loại tã mềm mại chăm sóc tốt nhất cho làn da non nớt của bé.

Cách chọn tã cho bé thân thiện với môi trường

Không thể phủ nhận sự thuận tiện của tã giấy dùng một lần, nhưng một số người cũng lo lắng lượng rác thải ra môi trường. Vì vậy, vài hãng bắt đầu sản xuất tã dùng một lần bằng nguyên liệu thân thiện với môi trường hơn trước.

Tã phân hủy sinh học

  • Một số thương hiệu quảng cáo sử dụng vật liệu phân hủy sinh học trong thiết kế tã lót mới.
  • Nhưng thực tế, ngay cả vật liệu có thể phân hủy sinh học cũng phải tốn thời gian rất lâu để biến mất hoàn toàn trong bãi rác.

Tã tan được trong bồn cầu

  • Những loại tã được dán nhãn “Flushable” – có thể xả xuống bồn cầu, sẽ có triển vọng hơn.
  • Cụ thể, chúng sẽ tự phân hủy sinh học khi được xử lý bằng các chất thải khác của con người.

Tã tự hủy hữu cơ

  • Đây là loại tã sau khi sử dụng có thể phân hủy hoàn toàn thành phân ủ “compost”. Biến một chiếc tã bẩn thành phân bón giàu dinh dưỡng cho cây trồng nghe có vẻ thật tuyệt vời.
  • Dù công nghệ này thực sự có hoạt động, nhưng quy trình không hề đơn giản và được ứng dụng rộng rãi. Tã chỉ có thể phân hủy thành phân bón hữu cơ khi được ủ tích cực.
  • Nếu bạn ném chúng vào thùng rác, những chiếc tã này vẫn sẽ đi thẳng đến bãi rác và không thể phân hủy.
  • Thậm chí nếu nơi bạn sinh sống có dịch vụ thu gom chất thải đặc biệt để làm phân compost, tã giấy cũng hiếm khi được chấp nhận.
  • Một số chuyên gia cũng khuyên không nên cố gắng ủ phân tại nhà. Một chiếc tã vẫn phải mất đến khoảng một năm để có thể phân hủy sinh học, do đó bạn cần phải đảm bảo xử lý tốt các vấn đề về phân, mầm bệnh và không gian.
  • Trẻ sơ sinh cũng sẽ thải ra rất nhiều chiếc tã trong thời gian đó.
  • Tuy nhiên, ở một số nước tiên tiến có mối quan tâm đến môi trường ngày càng tăng, các công ty dịch vụ sẽ thu gom và ủ tã một cách chuyên nghiệp.
  • Quá trình tã phân hủy mất khoảng 6 tháng.

Tã không có gel và clo

  • Một số cha mẹ không hài lòng về loại gel siêu thấm thường được sử dụng trong tã dùng một lần để hút ẩm và giữ cho bé luôn khô ráo.
  • Với những loại tã không có gel, đệm bông được sử dụng thay thế để thực hiện tính năng thấm hút.
  • Bên cạnh đó, tã không có clo cũng là một lựa chọn khác cho các bậc cha mẹ muốn giảm thiểu sử dụng hóa chất.
  • Nhìn chung, các hãng sản xuất tã bỉm hiện nay đưa ra thị trường rất nhiều mẫu mã đa dạng, phục vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau.
  • Nghiên cứu người tiêu dùng trong nước cho thấy độ khô thoáng và không gây kích ứng da được quan tâm hàng đầu khi chọn tã cho bé.
  • Tiếp đến mới là khả năng chống tràn hiệu quả, còn yếu tố môi trường ít được chú ý.
  • Một chiếc tã giấy tốt không chỉ hỗ trợ chuyện đi vệ sinh của bé, mà còn phải giảm được vấn đề nổi mẩn đỏ trên da bé do hăm tã.

Shop Trẻ Con chúc Mẹ chọn được loại bỉm cho bé phù hợp để đồng hành trong suốt thời gian dài.

5/5 - (13 bình chọn)

Shop Trẻ Con

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *